Chống thấm tường nhà là một trong những công đoạn quan trọng trong quá trình thi công nhà ở, nhằm giúp bảo vệ ngôi nhà một cách hiệu quả, tránh khỏi sự xâm nhập của nguồn nước thẩm thấu vào sâu bên trong tường nhà gây hỏng hóc và làm giảm tuổi thọ công trình. Tuy nhiên, quá trình thi công chống thấm nhà không phải lúc nào cũng dễ dàng và thuận lợi, đặc biệt là với những công trình nhà chung cư tầng cao, những khu vực nhà liền kề, tường nhà tiếp giáp nhau quá sát,… khiến công tác thi công chống thấm từ bên ngoài nhà là vô cùng khó khăn. Và để giải quyết bài toán này, một trong những giải pháp tối ưu nhất được áp dụng đó là thi công chống thấm ngược tường nhà. Hãy cùng với Sơn chống thấm AZ tìm hiểu kỹ hơn về các giải pháp chống thấm ngược tường nhà trong bài chia sẻ dưới đây nhé!
CHỐNG THẤM NGƯỢC LÀ GÌ?
Trước hết bạn cần hiểu phương pháp chống thấm ngược là gì? Chống thấm ngược là phương pháp chống thấm ngược với nguồn gây thấm. Ví dụ: Khi nước thấm từ bề mặt tường ngoài, chúng ta sẽ tiến hành chống thấm ngược ở bề mặt trường bên trong.
Khác với phương pháp chống thấm thuận (chống thấm từ phía nguồn nước) sẽ ngăn chặn nguồn nước trước khi nước kịp tiếp xúc với bề mặt tường, chống thấm ngược đòi hỏi công tác chống thấm cần thực hiện cần thận và kỹ càng hơn. Để hiệu quả, chúng ta cần sử dụng các loại vật liệu chống thấm có độ bám dính tốt và có khả năng thẩm thấu vào thân bê tông. Để từ đó, lớp màng trong thân bê tông ngăn chặn việc thấm nước tốt hơn, bảo vệ tốt không chỉ mặt bên trong tường nhà mà còn bảo vệ được thân bê tông bên trong không bị hỏng hóc, hao mòn, xuống cấp.
Hiện nay, phương pháp chống thấm ngược thường được tiến hành bằng 3 cách là:
- Sử dụng hoá chất chống thấm quét lên bề mặt cần chống thấm: như sơn chống thấm, Sika chống thấm,…
- Sử dụng màng Bitum
- Sử dụng phụ gia chống thấm
CHỐNG THẤM NGƯỢC ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG TRƯỜNG HỢP NÀO?
Chúng ta sẽ tiến hành chống thấm ngược khi:
- Cần chống thấm ở chân tường, tường nhà phía trong, phần khe tường tiếp giáp trong nhà, bể bơi, bể chứa nước ngầm để không bị ngấm nước từ bên ngoài vào
- Chống thấm tại tầng hầm để không cho mạch nước ngầm thấm vào tầng hầm
- Tường bên ngoài bị thấm do rạn nứt hoặc tường đã quá cũ
- Nước ngấm từ sân thượng, nhà vệ sinh hàng xóm
- Nước chảy vào phần khe tường của hai nhà giáp nhau, lúc này nhà nào không được trát bên ngoài sẽ bị thấm nặng.
CHỐNG THẤM NGƯỢC BẰNG SIKA
Sika chống thấm là loại hoá chất có tính kết dính cao, không thấm nước và là một trong những chất chống thấm được ưa chuộng sử dụng nhiều nhất hiện nay. Sika thường được sử dụng để thi công chống thấm hoặc làm chất phụ gia để lớp vữa có độ kết dính và chống thấm nước tốt hơn. Dưới đây là hướng dẫn cụ thể cách chống thấm ngược bằng Sika:
CHUẨN BỊ
Vật liệu, dụng cụ cần có để tiến hành chống thấm:
- Chất chống dính Sika Latex
- Thiết bị vệ sinh và thi công chống thấm, bao gồm: chổi quét, thùng sạch, ca nhựa, máy phun ẩm – phun nước, máy thổi – máy hút bụi để làm vệ sinh,…
- Vệ sinh bề mặt cần chống thấm: Dọn dẹp, vệ sinh bề mặt cần xử lý chống thấm sạch sẽ, đảm bảo không có bụi bẩn, các vết dầu mỡ, nấm mốc,…để việc thẩm thấu chất chống thấm ngược được hiệu quả hơn. Tháo dỡ các thiết bị đã lắp đặt, nếu có chỗ bị nứt hoặc gồ ghề cần xử lý, loại bỏ để có bề mặt bằng phẳng.
CÁCH TIẾN HÀNH
Bước 1: Sử dụng vữa không co ngót để cố định phần cổ của ống thoát nước.
Bước 2: Tiến hành quét lớp lót chống thấm lên bề mặt cần chống thấm, đợi khoảng 3 tiếng để lớp lót khô hoàn toàn.
Bước 3: Sau khi lớp lót khô, quét 2 đến 3 lớp Sika chống thấm chồng lên nhau. Đợi khoảng 3 đến 4 tiếng cho lớp chống thấm khô rồi tiến hành thử nước lại bằng cách ngâm nước.
Trong trường hợp có trục tặc, tiếp tục gia cố và chỉnh sửa lại cho đến khi bề mặt không bị thấm nước nữa.
CÁCH CHỐNG THẤM NGƯỢC TRIỆT ĐỂ BẰNG MÀNG KHÒ BITUM
Bitum là loại chất tồn tại ở dạng lỏng, rắn hoặc nhớt. Rất nhiều người trong chúng ta thường nhầm lẫn bitum là hắc ín (nhựa đường). Nhưng thực chất, hắc ín (nhựa đường) chỉ là một biến thể của bitum. Đặc tính của bitum là có khả năng kết dính cao và gần như không thấm nước. Vì thế, bitum thường được sử dụng để xử lý chống thấm ngược bằng phương pháp khò nóng. Sau đây là cách tiến hành:
CHUẨN BỊ
Tương tự như khi chống thấm ngược bằng sika, chống thấm ngược bằng màng khò bitum cũng cần chuẩn bị:
- Vật liệu thi công: Máy khò, màng bitum, máy thổi – máy hút bụi để làm vệ sinh, bay trát vữa, búa – đục, máy hút bụi, chổi – cọ,…
- Vệ sinh, chuẩn bị bề mặt thi công: Làm sạch lớp vữa – xi măng bám trên bề mặt bằng búa, đục. Nếu bề mặt thi công có vết nứt hoặc lỗ rỗ,..cần đục bỏ và mài bề mặt cần thi công thật bằng phẳng. Làm sạch bề mặt thi công, loại bỏ tạp chất, bụi bẩn bằng máy hút bụi hoặc chổi – cọ để việc thi công được hiệu quả.
CÁCH TIẾN HÀNH
Bước 1: Dùng chổi sơn để quét lớp màng lót chống thấm dạng lỏng lên bề mặt cần chống thấm ngược.
Bước 2: Sau khi lớp màng lót khô, tiến hành trải các tấm màng bitum lên bề mặt và chuẩn bị đèn khò để thổi lên các tấm màng. Hãy đảm bảo bề mặt khò được úp xuống dưới.
Bước 3: Làm nóng đèn khò và tiến hành khò. Lúc này bề mặt màng bitum sẽ bị tan chảy, lớp nhầy được bám dính chặt và bề mặt đã được quét lớp màng lót. Trong quá trình khò, cần phân bổ nhiệt đều, dùng con lăn hoặc chân ép để giúp lớp màng khò được thẳng đều, tránh tình trạng nhốt bọt khí.
Lưu ý: Nếu bề mặt cần chống thấm có độ nghiêng, cần tiến hành khò bitum từ thấp lên cao. Nếu sau khi khò chống thấm thấy xuất hiện bong bóng cần chọc thủng để khí thoát lên và tiến hành dán đè tấm màng bitum khác với biên độ chồng mí là 50mm.
Bước 4: Sau khi lớp màng chống thấm khô, tiến hành thử nước trong vòng 24 giờ và nghiệm thu.
CÁCH CHỐNG THẤM NGƯỢC BẰNG SƠN CHỐNG THẤM
Sử dụng sơn chống thấm cũng là một trong những cách được nhiều người sử dụng để chống thấm tường nhà. Đây là hợp chất hóa học dạng nước có khả năng ngăn chặn sự xâm lấn của nước. Với tính đơn giản, dễ thi công cùng hiệu quả mang lại khá tốt, nhiều người đã lựa chọn phương pháp này để chống thấm nhà.
Để tiến hành thi công sơn chống thấm, ta cũng thực hiện như cách chống thấm bằng Sika:
CHUẨN BỊ:
- Sơn chống thấm ngược
- Thiết bị vệ sinh và thi công chống thấm, bao gồm: Chổi cọ, chổi quét, thùng sạch, ca nhựa, máy thổi – máy hút bụi để làm vệ sinh,…
- Vệ sinh bề mặt cần chống thấm: Dọn dẹp, vệ sinh bề mặt cần xử lý chống thấm sạch sẽ, đảm bảo không có bụi bẩn, các vết dầu mỡ, nấm mốc,…để việc thẩm thấu chất chống thấm ngược được hiệu quả hơn. Tháo dỡ các thiết bị đã lắp đặt, nếu có chỗ bị nứt hoặc gồ ghề cần xử lý, loại bỏ để có bề mặt bằng phẳng. Trám trét lại các vết nứt, khe nứt tường nếu có.
CÁCH TIẾN HÀNH
Thi công sơn chống thấm tường khá đơn giản.
Bước 1: Tiến hành thi công sơn lót lên bề mặt tường cần chống thấm, đợi khoảng 2-3 tiếng cho lớp sơn lót kho hoàn toàn (nên tiến hành thi công 2 lớp sơn lót để đảm bảo chất lượng thi công)
Bước 2: Sau khi lớp lót khô, bắt đầu tiến hành thi công sơn chống thấm. Lăn chổi thật đều tay với những lớp mỏng và lăn đi lăn lại nhiều lần. Thực hiện 2-3 lần sơn chống thấm với thời gian cho mỗi lần thực hiện cách khanh khoảng 1-2 tiếng để lớp sơn cũ đã đủ khô rồi tiến hành thử nước lại bằng cách ngâm nước.
Trên đây là một số giải pháp chống thấm ngược tường nhà mà bạn có thể tham khảo. Để được tư vấn cụ thể hơn về thi công chống thấm nhà, xin vui lòng liên hệ với Sơn chống thấm AZ nhé!
Sơn Forich tự hào là một trong những thương hiệu sơn tốt giá rẻ, bảo hành dài hạn chắc chắn sẽ giúp quý khách yên tâm khi sử dụng. Nếu bạn đang cần tìm một loại sơn chống thấm chất lượng, tiết kiệm chi phí…Liên hệ ngay với Sơn Forich để được tư vấn đặt mua với nhiều chính sách ưu đãi tốt nhất nhé.
Ngoài ra, nếu quý khách đang muốn mở đại lý kinh doanh sơn Forich thì có thể liên hệ trực tiếp với hãng để được hỗ trợ nhiệt tình nhất nhé!
Hotline: 0333.68.3355 / Điện thoại: 0889.666.598 / Zalo: 0911155118 / Website: www.forich.vn
Leave a Reply