Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại vật liệu được sử dụng để thi công chống thấm tường, sàn nhà, mái nhà, nhà vệ sinh hay các khu vực thường xuyên tiếp xúc nhiều với nguồn nước khác. Tuy nhiên không phải loại vật liệu nào cũng có đặc tính giống nhau hay thích hợp sử dụng cho tất cả các khu vực. Vậy với khu vực nhà vệ sinh thì nên sử dụng loại vật liệu chống thấm vào cho hiệu quả? Hãy cùng với sơn chống thấm AZ tìm hiểu một số loại vật liệu chống thấm nhà vệ sinh hiệu quả dưới đây nhé!
CHỐNG THẤM NHÀ VỆ SINH BẰNG SIKA:
Sika chống thấm là vật liệu chống thấm gốc xi măng polyme cải tiến, khi pha với nước tạo ra hỗn hợp dạng vữa có tác dụng chống thấm nước ưu việt so với các bề mặt đứng, bề mặt ngang và các bề mặt có khuyết điểm về rò rỉ nước.
Ưu điểm:
- Khả năng thẩm thấu bề mặt tường cực tốt, liên kết tạo màng bề mặt cực tốt.
- Thi công nhanh, dễ sử dựng, không cần phải có tay nghề cao mới sử dụng được.
- Tránh được tình trạng co ngót trong quá trình hoạt động so với một số loại vật liệu khác.
CHỐNG THẤM NHÀ VỆ SINH BẰNG MÀNG KHÒ NÓNG BITUM
Màng chống thấm Bitum là hợp chất được sản xuất từ hỗn hợp giàu bitum và polyme, có khả năng chịu nhiệt và khả năng chống thấm cao. Bên trong lớp màng được cấu tạo liên kết khiến màng càng bền chặt hơn.
Ưu điểm:
- Độ phủ chống thấm cao, tuyệt đối không thấm nước, không cần phải cán gạch để bảo vệ
CHỐNG THẤM NHÀ VỆ SINH BẰNG SƠN CHỐNG THẤM
Sơn chống thấm là hợp chất chống thấm đặc biệt với các liên kết hóa học chặt chẽ tạo thành một lớp màng sơn bao phủ giúp bảo vệ bề mặt công trình, ngăn chặn sự thấm nước. Sơn chống thấm có khả năng kết hợp với các loại sơn nội ngoại thất, thường được thi công sau khi xong phần xây, trát tường mộc và trước khi thi công phần hoàn thiện.
Ưu điểm:
- Độ bền cao, khả năng chịu mài mòn tốt, bám dính tốt, đảm bảo sức khỏe người sử dụng.
- Phù hợp với chống thấm nhà vệ sinh, nhà tắm, chống thấm bề mặt tường nội ngoại thất, chống thấm sàn nhà.
Quy trình chống thấm
Xem thêm: Quy trình chống thấm nhà vệ sinh
CHỐNG THẤM BẰNG SỢI THỦY TINH
Lưới chống thấm sợi thủy tinh cho nhà vệ sinh có khả năng tăng cường chống thấm, chống nứt sàn cho nhiều hạng mục, kết dính liên kết để bảo vệ bề mặt.
Ưu điểm:
Gọn nhẹ, dễ thi công, giá thành rẻ, làm tăng khả năng chịu nước.
Quy trình chống thấm:
Bước 1: Phủ lớp cách nhiệt
- cán một lớp vữa xi măng mỏng lên trên bề mặt thi công
- Phủ 1 lớp lưới thủy tinh
- Cán một lớp vữa mỏng chồng lên
Bước 2: Lớp bảo vệ
- Cán hồ phủ kín bề mặt
- Ốp gạch hoàn thiện
Lưu ý: Chống thấm bằng sợi thủy tinh nhớ mang theo gang tay bảo hộ khi tiếp xúc với lưới và bông thủy tinh vì chúng rất dễ kích ứng cho da, gây mẩn ngứa
Lưới sọi thủy tinh phù hợp để thi công thêm với tường nhà, bể cá, tầng hầm,…
CHỐNG THẤM BẰNG KEO CHỐNG THẤM NHÀ VỆ SINH
Keo chống thấm nền nhà vệ sinh là loại hợp chất silicon có tính đàn hồi tốt, có khả năng chịu đựng được tất cả các loại thời tiết khắc nghiệt.
Ưu điểm:
Độ bền tốt, bám dính tốt trên tất cả toàn bộ mặt nền, làm cho những điểm nứt biến mất hoàn toàn
Quy trình thực hiện:
Bước 1: Bắn keo
- Xác định vị trí trần, tường nhà vệ sinh bị nứt
- Dùng máy để bắn keo vào những vị trí có đường nứt, vỡ
Bước 2: Tiến hành vệ sinh và lăn sơn hoàn thiện
- Sơn bả phủ hoàn thiện (thời gian chờ 7 ngày để keo khô hoàn toàn)
Keo chống thấm phù hợp với trần nhà vệ sinh bị nứt, nhưng thi công giá thành hơi cao so với những vật liệu chống thấm nhà vệ sinh khác. Thích hợp sử dụng để che lấp những vết nứt tường, sàn, trần gây thấm dột nhà.
CHỐNG THẤM SÀN NHÀ VỆ SINH BẰNG SƠN EPOXY
Chống thấm nhà vệ sinh epoxy là loại sơn 2 thành phần, gốc nhựa epoxy, hiệu quả làm giảm sự ăn mòn của bê tông và chất ô nhiễm môi trường của bên trong bể chứa nước. Ngoài ra, sơn epoxy tạo ra một lớp cứng, sơn bóng cực cao và độ bám dính cực tốt, chống thấm nước siêu việt.
Ưu điểm:
Có khả năng chống thấm nước hoặc các loại dung dịch khác nước khác cực tốt.
Quy trình sơn epoxy chống thấm
Bước 1: Vệ sinh bề mặt
Trước khi sơn epoxy chống thấm cần tiến hành xả nhám, chà sạch những vị trí nhà vệ sinh cần chống thấm thật kỹ lưỡng.
Bước 2: Sơn sàn nhà vệ sinh
- Sơn 2 lớp epoxy chống thấm (keo epoxy kết hợp với hợp chất chống thấm epoxy), mỗi lớp cách nhau khoảng 5-6 tiếng để đảm bảo lớp thi công trước đã khô hoàn toàn
- Sơn lót: Sau 24h lớp sơn khô, tiến hành sơn lót phủ lên bề mặt epoxy. Sơn lót thường dùng loại sơn không dung môi (không sử dụng sơn gốc nước). Sơn lót thường chọn loại không màu.
Ngoài chống thấm sàn vệ sinh, sơn epoxy còn được sử dụng để chống thấm cho bể bơi, sân thượng, sàn mái vì có giả thành rẻ, dễ sử dụng nên được dùng thường xuyên.
Trên đây là một số loại vật liệu chống thấm nhà vệ sinh hiệu quả cùng với cách sử dụng, thi công chúng mà bạn có thể tham khảo. Để nhận hỗ trợ tư vấn cụ thể hơn về các loại sơn hay chất chống thấm, xin vui lòng liên hệ ngay với Sơn chống thấm AZ nhé!
Sơn Forich tự hào là một trong những thương hiệu sơn tốt giá rẻ, bảo hành dài hạn chắc chắn sẽ giúp quý khách yên tâm khi sử dụng. Nếu bạn đang cần tìm một loại sơn chống thấm chất lượng, tiết kiệm chi phí…Liên hệ ngay với Sơn Forich để được tư vấn đặt mua với nhiều chính sách ưu đãi tốt nhất nhé.
Ngoài ra, nếu quý khách đang muốn mở đại lý kinh doanh sơn Forich thì có thể liên hệ trực tiếp với hãng để được hỗ trợ nhiệt tình nhất nhé!
Hotline: 0333.68.3355 / Điện thoại: 0889.666.598 / Zalo: 0911155118 / Website: www.forich.vn
Leave a Reply